Nền kinh tế thương mại điện tử bùng nổ đang ảnh hưởng đến lối sống và thói quen tiêu dùng của một bộ phận người trẻ.
Nhiều người trẻ mua sắm trực tuyến dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, video ngắn, chương trình phát sóng trực tiếp. Họ thích thử những điều mới, sẵn sàng chia sẻ sản phẩm với bạn bè và đạt được các giao dịch với mức giá thấp hơn thông qua mua chung.
|
Thương mại điện tử đang thay đổi thói quen tiêu dùng của giới trẻ. |
L.Q là mẹ của một đứa trẻ 2 tuổi. Cô nhận thấy rằng nhiều đồng nghiệp sẽ chủ động gửi liên kết tham gia nhóm khi mua sắm. “Cùng với các đồng nghiệp, tôi đã mua sữa bột, đồ chơi, bỉm và các sản phẩm khác”. L.Q cho rằng những điều tốt đẹp nên được chia sẻ với mọi người. Dần dần, cô “đi mua sắm dạo” (shoping online) và tìm ra những sản phẩm tiết kiệm chi phí, đồng thời hình thành thói quen cùng bạn bè đặt hàng.
Điều này được hiểu là giới thiệu sản phẩm cho người khác, cùng nhau “bù tiền”, đặt hàng và trao đổi kinh nghiệm đã trở thành thú vui của nhiều người. Tiêu dùng trực tuyến đã dần chuyển từ “mua sắm có mục đích” trước đây thành “mua sắm vừa chơi vừa trò chuyện”.
Diễn biến của việc mua hàng và tìm kiếm những “người bạn cùng chí hướng” trong thói quen tiêu dùng đã trở thành một khóa học bắt buộc đối với nhiều bạn trẻ trong lĩnh vực mua sắm trực tuyến.
“Thương mại điện tử truyền thống là một người thực hiện tìm kiếm với lượng lớn thông tin, nhưng thương mại điện tử kiểu mới là đưa ra quyết định với bạn bè”, L.Q nói khi tổng kết kinh nghiệm mua sắm của mình.
Mua sắm trực tuyến của giới trẻ thể hiện các đặc điểm của xã hội tiêu dùng. Mô hình thương mại điện tử mới cho phép người dùng chia sẻ sản phẩm với bạn bè và tham gia nhóm để hưởng mức giá rẻ đang được người dùng trẻ đón nhận.
|
Hiện tại, nhiều người có thói quen đi chợ Online như Tiki, Lazada, Adayroi, Shopee…thay vì tốn thời gian lượn phố. Sự đa dạng hóa về các chủng loại mặt hàng, tính tiện lợi cũng như yếu tố cạnh tranh giá thành đang là ưu điểm đáng kể của thương mại điện tử. Các dịch vụ ship hàng siêu tốc với nhiều lựa chọn cũng góp phần không nhỏ trong việc thay đổi thói quen của người dùng.
Ngoài ảnh hưởng của mô hình thương mại điện tử xã hội, việc mua sắm của giới trẻ cũng dễ bị chi phối bởi các chương trình phát sóng trực tiếp (livestream). Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, live streaming về bản chất là hướng dẫn mua sắm trực tiếp, điều quan trọng nhất là thuộc tính xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin mua sắm và cảm xúc của khách hàng.
Bằng cách trả lời câu hỏi trực tiếp cho phép người dùng hiểu và chấp nhận sản phẩm một cách nhanh chóng, những người mua hàng cũng có thể tương tác trong thời gian thực. Theo chiến lược khuyến mãi "thời gian có hạn, giá có hạn và ưu đãi hấp dẫn", những người trẻ xem livestream đôi khi thể hiện hành vi tiêu dùng bốc đồng và dần hình thành thói quen xem bán hàng online dù không có nhu cầu mua, hoặc mua nhưng không sử dụng, chỉ đơn giản vì nó rẻ.
Theo khảo sát, nhiều người trẻ chú ý đến những trải nghiệm mới lạ và theo đuổi sự đổi mới trong mua sắm trực tuyến, và tính thực tế không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ.
Một số chuyên gia cho rằng trong quá trình nhận thức, trải nghiệm và mua sắm hàng hóa, nhu cầu tình cảm của giới trẻ là một trong những động lực tiêu dùng chính của họ, đặc biệt là sự thoải mái về tinh thần do hàng tiêu dùng mang lại.
Điệp Lưu
Thương mại điện tử châu Á bùng nổ vì dịch bệnh
Các nhà bán lẻ thương mại điện tử khắp châu Á ghi nhận tăng trưởng doanh thu bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh do người tiêu dùng phải ở nhà do lệnh phong tỏa.
0 nhận xét:
Post a Comment